EnglishVietnamese
Search
Close this search box.

Tiêu chuẩn lắp đặt trụ cứu hỏa

Như chúng ta đã biết, trụ cứu hỏa có vai trò quan trọng trong cuộc sống và để ứng phó khi phát sinh hỏa hoạn. Để lắp đặt trụ cứu hỏa thì chúng ta cần phải biết được tiêu chuẩn lắp đặt trụ cứu hỏa, giúp cho trụ cứu hỏa hoạt động tốt nhất. 

tieu-chuan-lap-dat-tru-cuu-hoa
Tiêu chuẩn lắp đặt trụ cứu hỏa là một văn bản của nhà nước quy định về việc triển khai lắp đặt các thiết bị chữa cháy, trụ nước chữa cháy và các yêu cầu kỹ thuật liên quan.

Tiêu chuẩn lắp đặt trụ cứu hỏa

Tiêu chuẩn lắp đặt trụ cứu hỏa là một văn bản của nhà nước quy định về việc triển khai lắp đặt các thiết bị chữa cháy, trụ nước chữa cháy và các yêu cầu kỹ thuật liên quan. Tiêu chuẩn lắp đặt trụ cứu hỏa đã được quy định tại TCVN 6379 – 1998. Trong văn bản quy định toàn bộ những điều khoản áp dụng đối với thiết bị trụ cứu hỏa : “Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các trụ nước chữa cháy (sau đây gọi tắt là trụ nước lắp đặt và vào hệ thống cấp nước chung như: cấp nước đô thị, cấp nước bên ngoài của nhà hoặc công trình).

Trong tiêu chuẩn này đã định nghĩa trụ nước cứu chữa cháy (chúng ta thường gọi là trụ nước cứu hỏa) là thiết bị chuyên được dùng để lắp đặt vào hệ thống đường ống cấp nước dùng để lấy nước phục vụ chữa cháy. Trụ nước chữa cháy bao gồm các bộ phận chính như: Van, thân trụ, họng chờ có kích thước theo tiêu chuẩn. Hiện nay thì trụ nước chữa cháy đang được chia làm hai loại gồm: Trụ nổi và trụ chìm.

Trụ nổi là loại trụ nước chữa cháy, trong đó toàn bộ phần họng chờ đặt nổi lên phía trên của của mặt đất với chiều cao theo quy định. 

Trụ ngầm là loại trụ chữa cháy được đặt ngầm toàn bộ phía dưới mặt đất. Để lấy nước qua trụ ngầm thì phải dùng đến cột lấy nước chữa cháy.

Cột lấy nước chữa cháy là một thiết bị chuyên dụng được trang bị theo xe cứu hỏa dùng để nối với trụ ngầm phục vụ việc lấy nước. Cột lấy nước chữa cháy chỉ có hai họng chờ để cho xe cứu hỏa hút nước trực tiếp qua cột hoặc để lắp vào vòi chữa cháy lấy nước vào xe hoặc là trực tiếp chữa cháy.

Cụ thể thì tiêu chuẩn lắp đặt trụ cứu hỏa được quy định như sau: 

  • 1. Trụ nước phải làm việc ở tư thế thẳng đứng. Yêu cầu về lắp đặt, khoảng cách lắp đặt và thời gian bảo dưỡng trụ nước trong hệ thống dẫn nước theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • 2. Đối với trụ nổi lắp đặt trên vỉa hè, cạnh đường giao thông phải đảm bảo điều kiện khoảng cách tối thiểu giữa trụ nước và tường các ngôi nhà không dưới 5m và cách mép vỉa hè không quá 2,5m.
  • 3. Trong trường hợp đặc biệt không thể lắp trụ trên vỉa hè, cho phép lắp đặt trụ ngầm dưới lòng đường nhưng phải bảo đảm hố trụ cách xa các công trình ngầm tối thiểu 0,5m; và phải tuân thủ những quy định về khoảng cách đối với công trình ngầm của các tài liệu pháp quy có liên quan.
  • 4. Khi lắp trụ nổi trên vỉa hè, họng lớn của trụ phải quay ra phía lòng đường, khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh trụ nước là 700mm.
  • 5. Trụ ngầm lắp đặt trong các hố trụ. Kích thước hố trụ theo hình vẽ 6. Cho phép hố trụ có đáy hình vuông với kích thước cạnh là 1200mm và nắp đậy hố trụ có hình vuông hoặc hình tròn.
  • 6. Trường hợp trụ ngầm lắp đặt dưới lòng đường trong hố trụ thì nắp đậy của hố trụ phải chịu được tải trọng của xe cộ trên 20 tấn.

Xem thêm: Trụ cứu hỏa Bộ Quốc Phòng – Trụ cấp nước chữa cháy Bộ Quốc Phòng

Thông số cơ bản của trụ cứu hỏa

thong-so-co-ban-cua-tru-cuu-hoa
Thông số cơ bản của trụ cứu hỏa

Thông số cơ bản của trụ cứu hỏa được thể hiện theo bảng sau: 

Thông số Trụ nổi Trụ ngầm
Áp suất làm việc, Mpa (Kg/cm2), không nhỏ hơn 1(10) 1(10)
Đường kính trong thận trụ nước, mm 125 125
Chiều cao nâng của van, mm 30 30
Độ rơ của van dọc trục khi mở, mm, không lớn hơn 0,4 0,4
Chiều cao trụ nước, mm 1175 645
Số vòng quay cần thiết để van mở hoàn toàn, vòng 15 15
Hệ số tổn hao áp suất trong trụ nước s2m-5, không lớn hơn 1,2×103 1,2×103
Đường kính trong của họng ra, mm:
– Họng lớn 110
– Họng nhỏ 69
Khớp vặn nối với cột lấy nước Ren ống 6”
Thông số mặt bích:
– Đường kính vòng tròn tâm lỗ bắt bu lông, mm ± 0,65 280 280
– Đường kính lỗ bắt bu lông, mm 22 22
– Số lỗ 6 6
Khối lượng trụ nước, kg, không lớn hơn 150 95

Ứng dụng của trụ cứu hỏa 

Ứng dụng của trụ cứu hỏa trong cuộc sống gồm: 

  • Các cơ sở công nghiệp: Trong trường hợp khẩn cấp, điều quan trọng là các nhà máy và nhà máy sản xuất phải được tiếp cận nguồn cung cấp nước đảm bảo. Những loại cơ sở này có thể sử dụng các hệ thống chữa cháy cụ thể, chẳng hạn như vòi phun nước, đòi hỏi phải có kết nối chắc chắn với nguồn cung cấp nước.
  • Bất động sản thương mại, trung tâm mua sắm, tòa nhà văn phòng, nhà hàng và khách sạn. Đây chỉ là một số nơi cần tiếp cận nguồn nước nhanh chóng, dễ dàng trong trường hợp phát sinh hỏa hoạn. 
  • Cơ sở chăm sóc sức khỏe, bệnh viện cũng cần trụ cứu hỏa, vì vậy cần được tiếp cận ngay nguồn cung cấp nước gần đó để chữa cháy trong trường hợp khẩn cấp. 
  • Sân bay, bến cảng và các trung tâm giao thông lớn khác chắc chắn cần bố trí các trụ chữa cháy một để đảm bảo phản ứng nhanh và chữa cháy hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến máy bay, tàu hoặc phương tiện khác. 
  • Cộng đồng dân cư, khu chung cư cao tầng lắp đặt một trụ cứu hỏa để bảo vệ cư dân và tài sản trong trường hợp hỏa hoạn.

Những sai lầm khi lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy

phong-chay-chua-chay
Những sai lầm khi lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn chỉnh đảm bảo an toàn cho cả con người và tài sản trong trường hợp không may phát sinh hỏa hoạn. Nhiều tòa nhà, cơ quan, công ty,… có lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy nhưng hệ thống phòng cháy nhưng lại mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Những sai lầm khi lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy bạn đọc cần lưu ý gồm:

Không chú ý đến vấn đề bảo trì

Một trong những sai lầm thường mắc phải là không lên lịch kiểm tra định kỳ và bảo trì thiết bị PCCC. Giống như các thiết bị máy móc khác, hệ thống phòng cháy chữa cháy cần được bảo trì thường xuyên để duy trì hoạt động và hiệu quả. Nếu bạn bỏ qua việc bảo trì thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ hư hỏng của thiết bị vì thiết bị có thể bị hỏng hóc thì đến khi không may bị hỏa hoạn thì nguy cơ thiệt hại sẽ rất cao. Hệ thống phòng cháy chữa cháy có nhiều bộ phận có thể xuống cấp nhanh theo thời gian, gồm: 

  • Chuông báo cháy
  • Hệ thống phun nước
  • Bình chữa cháy
  • Chiếu sáng khẩn cấp

Các bộ phận cơ khí có thể bị mòn, các bộ phận điện có thể gặp trục trặc dẫn đến hiệu quả chữa cháy sẽ giảm đi. Việc kiểm tra và bảo trì thiết bị phòng cháy chữa cháy thường xuyên sẽ đảm bảo rằng các yếu tố này hoạt động tối ưu nhất. Xác định được những vấn đề tiềm ẩn để xử lý kịp thời.

Không chú trọng đến việc đào tạo nhân viên

Chỉ có hệ thống phòng cháy chữa cháy thôi là chưa đủ. Nhân viên cũng cần được đào tạo về cách ứng phó trong trường hợp hỏa hoạn. Sự thiếu hiểu biết có thể phải trả giá bằng tài sản, thậm chí là mạng sống. Bạn không nên bỏ qua tầm quan trọng của việc huấn luyện và diễn tập an toàn phòng cháy chữa cháy thường xuyên. Bỏ qua việc đào tạo nhân viên có thể làm tăng đáng kể nguy cơ hỏa hoạn tại nơi làm việc.

Nếu không được đào tạo bài bản, nhân viên có thể không biết các biện pháp phòng cháy cơ bản. Điều này bao gồm việc lưu trữ các vật liệu dễ cháy hoặc các bước cần thực hiện ngay lập tức trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn nhỏ. Sự thiếu nhận thức này có thể dẫn đến những rủi ro, biến những sự cố nhỏ thành hỏa hoạn lớn. Đào tạo nhân viên thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho nhân viên và giảm thiệt hại trong các sự cố hỏa hoạn. 

Cài đặt thiết bị không đúng cách

Đôi khi, hệ thống phòng cháy chữa cháy không được lắp đặt đúng cách. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của chúng. Để lắp đắt thì cần đến sự lắp đặt của chuyên gia,  đảm bảo hệ thống được độ chính xác. Một hệ thống được cài đặt không chính xác có thể không phát hiện được đám cháy một cách nhanh chóng hoặc tệ hơn là nó có thể không phát hiện ra đám cháy. Do đó, đảm bảo rằng tất cả các hệ thống phòng cháy chữa cháy được lắp đặt chính xác là một bước quan trọng để duy trì nơi làm việc an toàn.

Thiết bị chữa cháy không phù hợp

Tất cả các thành phần của hệ thống phòng cháy chữa cháy phải hoạt động liền mạch với nhau. Việc sử dụng thiết bị hoặc hệ thống không khớp từ các nhà sản xuất khác nhau có thể dẫn đến lỗi hệ thống khi xảy ra hỏa hoạn. Các hệ thống khác nhau có thể không kết hợp hoặc làm việc hiệu quả với nhau. Ví dụ: Hệ thống báo cháy của một nhà sản xuất có thể không kích hoạt đúng cách hệ thống phun nước của nhà sản xuất khác, dẫn đến việc chữa cháy bị chậm trễ.

Trên đây T – BLUE gửi đến bạn đọc những thông tin về tiêu chuẩn lắp đặt trụ cứu hỏa và những vấn đề liên quan đến phòng cháy chữa cháy. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về PCCC. Ngoài ra nếu bạn đọc muốn tham khảo và chọn mua các thiết bị trụ cứu hỏa chất lượng, đạt tiêu chuẩn PCCC quốc gia thì hãy chọn mua ngay tại T – BLUE – Đơn vị cung cấp thiết bị trụ cứu hỏa hàng đầu hiện nay.

Xem thêm: Van một chiều lá lật là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và báo giá

Thông tin liên hệ:

  • Hiệu: T-Blue
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • CÔNG TY TNHH GENERAL LÊ NGUYỄN
  • Chi Nhánh: Hà Nội
    • Mr Đoàn: 0973 574 679 hoặc 0965 70 70 70
    • Email: Kinhdoanh.lenguyenco@gmail.com
  • Chi Nhánh : Tp HCM
    • Mr Thành: 0948.939.111
    • Email : Lenguyenco2017@gmail.com
  • Website: https://t-blue.vn/
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết mới nhất

thong-so-tru-cuu-hoa
Tìm hiểu về cấu tạo trụ cứu hỏa
tieu-chuan-lap-dat-tru-cuu-hoa
Tiêu chuẩn lắp đặt trụ cứu hỏa
cau-tao-tru-cuu-hoa
Trụ cứu hỏa Bộ Quốc Phòng - Trụ cấp nước chữa cháy Bộ Quốc Phòng
Van một chiều lá lật
Van một chiều lá lật là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và báo giá
Y-loc-rac-la-gi
Y lọc rác là gì? Cấu tạo của y lọc rác và các loại
van bướm
Van bướm là gì? Các loại van bướm, đặc điểm và nguyên lý hoạt động